Tư vấn thiết kế
0898.770.468
Kỹ Thuật
0937.667.886

3 Cách xác định đúng Pain Point của khách hàng marketer cần biết

Pain Point của khách hàng có nhiều loại và cũng có đa dạng cách xác định khác nhau mà marketer cần phải biết. Điều này quyết định rất lớn chiến dịch marketing được triển khai.

Để đảm bảo chiến dịch marketing thành công thì việc xác định đúng Pain Point của khách hàng là điều rất quan trọng. Yếu tố này có thể quyết định tới 50% hiệu quả của toàn chiến dịch. Vì vậy, marketer cần phải nắm rõ mong muốn của khách hàng để đảm bảo chiến dịch marketing triển khai đúng hướng. Để biết được Pain Point là gì và làm thế nào để xác định đúng, bạn chỉ cần xem chia sẻ dưới đây của Rubic Group.

Thế nào là Pain Point của khách hàng?

Nói một cách dễ hiểu thì Pain Point chính là “điểm đau” của khách hàng. Đó là những gì khách hàng cần và mong muốn có được. Nếu nhà bán hàng nắm được Pain Point  sẽ có được những cải tiến kịp thời về sản phẩm/dịch vụ và dễ dàng có được sự tiếp nhận của họ. Có thể nói, khi nắm được Pain Point  là bạn đã có trong tay chìa khóa của sự thành công.

Pain Point của khách hàng
Pain Point là “điểm đau”, sự mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ

Các loại Pain Point phổ biến marketer cần biết

Pain Point khách hàng là thuật ngữ đơn giản nhưng cũng có nhiều loại mà các marketer cần nắm rõ để có được hướng quảng bá khác nhau. Cụ thể, “điểm đau” của khách hàng sẽ có 4 loại chính sau:

Financial Pain Point

Đây là vấn đề tài chính của khách hàng. Ví dụ, khách hàng của bạn đang gặp khó khăn về tài chính và cần cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ, sản phẩm thường dùng. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm hay dịch vụ này vẫn không thay đổi. Ví dụ cụ thể như, một cô gái chi khoảng 500.000 VND/tháng cho mua sắm mỹ phẩm. Nhưng khi tài chính khó khăn, cô gái cắt giảm số tiền này xuống còn khoảng 300.000 VND/tháng nhưng vẫn yêu cầu các sản phẩm sử dụng có chất lượng tốt như trước. 

Pain Point của khách hàng 2
Tài chính là một trong những Pain Point quan trọng của khách hàng

Productivity Pain Point

Loại Pain Point  này là vấn đề về năng suất. Khách hàng luôn mong muốn sự tối ưu về thời gian để tận dụng nó cho những công việc khác. Ví dụ như, khách hàng đang dùng nồi chiên không dầu với mỗi lần chiên khoảng 30 phút. Họ muốn có sản phẩm rút ngắn thời gian chiên lại nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chế biến tốt.

Process Pain Point 

Vấn đề quá trình này xuất phát từ việc khách hàng đánh giá quy trình hỗ trợ của doanh nghiệp quá phức tạp khiến họ mất nhiều thời gian và cũng phiền phức khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, khách hàng truy cập trang thương mại điện tử nhưng phải mất thời gian đăng nhập, đặt mua, thanh toán,… với nhiều bước. Họ mong muốn có quy trình đơn giản hơn để sở hữu sản phẩm chỉ với một vài thao tác.

Support Pain Point

Pain Point của khách hàng là “điểm đau” về sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Khi cần tư vấn thông tin hay phát sinh vấn đề về dịch vụ/sản phẩm thì khách hàng thường bị “ngó lơ”. Chính điều này khiến họ thấy không hài lòng và chọn cách “quay lưng” lại với doanh nghiệp.

Pain Point của khách hàng 4
Khách hàng luôn quan tâm đến sự hỗ trợ trước khi chọn sản phẩm/dịch vụ

Giải pháp giúp xác định chính xác Pain Point của khách hàng

Không quá khó để biết Pain Point ở các “thượng đế” là gì khi bạn áp dụng 3 cách sau:

Nghiên cứu thị trường

Cách này sẽ giúp bạn biết được Pain Point này là gì thông qua các thống kê, nghiên cứu, phỏng vấn trực tiếp hay cá cuộc khảo sát. Bạn sẽ biết cụ thể “nỗi đau” khách hàng đang gặp phải ở sản phẩm hay dịch vụ đang cung cấp là gì. Đó là vấn đề chi phí, sự hỗ trợ, quy trình hay quá trình? Chỉ cần nắm được Pain Point thì việc đưa ra hướng giải quyết cũng sẽ dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Trò chuyện cùng salesman

Các marketer nên nhớ, salesman chính là những người hiểu khách hàng của bạn nhất. Bởi thông qua quá trình bán hàng, những người này sẽ có trong tay hầu hết thông tin có giá trị mà bạn đang cần về khách hàng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp Việt hiện đã giao việc tìm hiểu Pain Point cho salesman. Từ thông tin mà họ cung cấp, marketer sẽ dễ dàng phác thảo được “chân dung khách hàng” để triển khai kế hoạch marketing hiệu quả.

Pain Point của khách hàng 5
Salesman là cầu nối lý tưởng để bạn hiểu được Pain Point cụ thể của khách hàng

Nhìn Pain Point từ đối thủ

Đây là cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để biết được Pain Point của khách hàng. Chỉ cần xem đối thủ của bạn đang dùng Pain Point gì để chinh phục khách hàng, bạn có thể cân nhắc áp dụng theo. Điều này có khả năng cao sẽ giúp bạn thành công trong chiến dịch quảng bá của doanh nghiệp mình.

Thông tin RuBic Group chia sẻ trên đã giúp bạn biết được Pain Point của khách hàng và làm thế nào để xác định đúng “điểm đau” của họ khi triển khai kế hoạch marketing. Để đảm bảo chiến dịch quảng bá có kết quả lý tưởng và tối ưu ngân sách, bạn cũng có thể gọi đến số 0937 667 886 – 0898 770 468 để chúng tôi tận tâm tư vấn, hỗ trợ nhanh với những phương án marketing chuyên nghiệp nhất.