Bạn đã quá quen với các khổ giấy A trong cuộc sống nhưng liệu thông tin kích thước khổ giấy bạn đã biết hay chưa. Bạn có biết, tiêu chuẩn nào được áp dụng khi quy định kích thước của các loại giấy này? Liệu việc chọn đúng kích cỡ của khổ giấy sẽ giúp bạn điều gì? Bài viết sau, Rubic Group sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn các thông tin thú vị này.
Các tiêu chuẩn quy định kích thước khổ giấy phổ biến
Nói về kích thước khổ giấy thì hiện nay có 2 tiêu chuẩn phổ biến được nhắc đến. Đó chính là:
Tiêu chuẩn ISO 216
Đây là tiêu chuẩn kích thước giấy quốc tế được ban hành vào năm 1922. Tiêu chuẩn ISO 216 này được Viên tiêu chuẩn tại Đức nghiên cứu. Hiện nó được chia thành 3 loại giấy khác nhau gồm: A, B, C. Trên thế giới, tiêu chuẩn ISO 216 được thống nhất dùng chung để quy định kích thước của khổ giấy.
Tiêu chuẩn Bắc Mỹ
ANSI – Viên tiêu chuẩn Quốc Gia Hoa Kỳ đã đưa ra quy định về kích thước của giấy theo đơn vị inch. Như vậy, kích thước của giấy sẽ được tính dựa trên bội số kích thước tiêu chuẩn. Cụ thể như: 8,5×11, 11×17, 17×22 hay như 19×25, 23×35 và 25×38…Tất cả đều được tính là những trang điển hình hiện nay.
Một số đặc điểm cơ bản của khổ giấy loại A mà bạn cần biết
Đối với kích thước khổ giấy cỡ A sẽ có 1 số đặc điểm nổi bật sau. Bạn cần nắm rõ để có thể lựa chọn đúng kích thước khi sử dụng trong công việc in ấn.
- Thứ nhất, khổ giấy này đều có hình dạng chung là hình chữ nhật. Chiều dài sẽ có tỉ lệ thiết kế gần bằng 1,414 lần so với chiều ngang.
- Thứ hai, diện tích của khổ giấy loại A0 được quy định là 1m2. Do đó, kích thước mỗi cạnh của giấy A0 sẽ được thiết kế với R x D là 841x1189mm.
- Thứ ba, trong một dãy các khổ giấy A, kích thước sẽ được thiết kế theo thứ tự lùi. Cỡ giấy có số càng lớn thì kích thước càng nhỏ. Ngoài ra, kích thước khổ đứng trước sẽ lớn gấp đôi so với cỡ giấy A đằng sau. Ví như: giấy A4 sẽ lớn gấp 2 lần so với giấy A5 nhưng nó lại chỉ bằng ½ của giấy A3 mà thôi.
Vì sao việc xác định kích thước khổ giấy lại được xem trọng trong ngành in ấn?
Việc in ấn cần phải biết rõ kích thước A3, A4 hay A5…như thế nào. Vì sao vậy? Bởi khi nắm được những thông tin này, bạn sẽ có được nhiều điều tiện lợi cho công việc của mình. Cụ thể như sau:
Mang đến sự tiện lợi khi in ấn
Hiện nay, kích cỡ theo tiêu chuẩn Châu Âu được áp dụng phổ biến trong các máy in, máy photocopy. Theo đó, nếu bạn nắm được kích thước A4, A3, A5…và có sẵn những khổ giấy mình cần thì công việc in ấn sẽ tiện lợi, đơn giản và tiết kiệm được cả thời gian cũng như công sức.
Tính phổ biến của kích thước
Nếu bạn để ý sẽ dễ dàng nhận ra, các quy định về kích thước của khổ giấy trong in ấn được dùng rất phổ biến. Do đó, khi có nhu cầu in ấn, khách hàng của bạn cũng sẽ lựa chọn những kích thước xung quanh các tiêu chuẩn được quy định. Công việc của bạn cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Tính linh hoạt về kích thước khổ giấy
Bạn có biết, dù kích thước A5, A4, A3,…có sự khác nhau nhưng thực chất chúng đều có sự liên kết rất linh hoạt với nhau. Điển hình như: Giấy khổ A5 sẽ bằng ½ kích thước giấy khổ A4. Giấy khổ A4 sẽ bằng ½ kích thước giấy khổ A3…Do đó, nếu trong quá trình in ấn mà bị hết giấy ở các khổ nhỏ, bạn có thể dùng giấy khổ lớn để cắt ra và dùng thay thế. Điều này cho thấy, chỉ cần nắm được kích thước của khổ giấy thì việc sử dụng các loại giấy cũng sẽ trở nên linh hoạt, tiện lợi hơn.
Có thể ứng dụng phần mềm để hỗ trợ in ấn
Một trong những vai trò quan trọng khi biết được kích thước khổ giấy chính là bạn sẽ dễ dàng chọn phần mềm phù hợp để ứng dụng vào việc in ấn. Đây được xem là “cánh tay đắc lực” với rất nhiều người. Ở mỗi phần mềm sẽ có thông tin về kích thước khổ giấy cho bạn chọn. Bạn có thể cân nhắc một số phần mềm phổ biến như: Adobe Illustrator, CoreLDRAW, AutoCAD, Adobe Photoshop, Word, Excel,…
Bạn hãy tham khảo ngay những thông tin thú vị mà Rubic Group cung cấp trong bài trên. Từ đó, bạn sẽ biết được kích thước khổ giấy được áp dụng theo tiêu chuẩn nào, đặc điểm ra sao và có vai trò như thế nào trong việc in ấn.