Brand Extension, Brand Strategy, Rebranding,…là thuật ngữ xây dựng thương hiệu phổ biến hiện nay. Xem ngay đặc trưng của các thuật ngữ ngay ở bài sau.
Các thuật ngữ xây dựng thương hiệu là chìa khóa giúp thể hiện chính xác, đầy đủ nhất về đặc trưng, vai trò của những khái niệm khi xây dựng thương hiệu. Rubic Group sẽ điểm danh 10 thuật ngữ được dùng phổ biến nhất ở bài sau. Bạn hãy tham khảo để hiểu rõ hơn khi tiến hành chiến lược marketing cho thương hiệu của mình.
Brand Strategy
Đây là thuật ngữ xây dựng thương hiệu nói về 1 kế hoạch có thể nhà quản trị đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu chiến dịch được doanh nghiệp đưa ra từ trước. Đó có thể là tăng thị phần, tăng doanh số,… Theo đó, vai trò của Brand Strategy có thể thay đổi theo chiến dịch của doanh nghiệp nhưng tầm nhìn thương hiệu sẽ không hề thay đổi.
Brand Experience
Khái niệm này chỉ sự trải nghiệm về sản phẩm hay dịch vụ của khách hàng. Hiểu đơn giản, Brand Experience chính là thể hiện sự tương tác của khách hàng khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ có liên quan đến thương hiệu. Đó là trải nghiệm hữu hình từ cầm, sờ hay các trải nghiệm cảm xúc vô hình. Để nâng cao yếu tố này, thương hiệu cần tập trung vào thiết kế bao bì, hình ảnh thương hiệu hay các dịch vụ hậu mãi,…
Brand Identity
Thuật ngữ xây dựng thương hiệu này chỉ về nhận diện của thương hiệu. Brand Identity thể hiện sự khác biệt để khách hàng nhận ra thương hiệu, phân biệt được với các đối thủ nhờ những khía cạnh hữu hình..Do đó, để xây dựng được Brand Identity vững mạnh thì doanh nghiệp không chỉ phải có logo ấn tượng hay bản vẽ Namecard khác biệt mà còn phải để khách hàng tiềm năng cảm nhận hiệu quả chiều sâu của thương hiệu đối với họ.
Brand Management
Thuật ngữ này được hiểu là quản trị thương hiệu. Brand Management là 1 chức năng của chiến dịch marketing giúp tăng giá trị cảm nhận của khách hàng về thương hiệu đi theo thời gian. Cách này giúp tăng khả năng tăng giá cho sản phẩm/dịch vụ mà vẫn xây dựng được lượng khách hàng trung thành từ những cảm nhận tích cực đối với thương hiệu. Để tiến hành Brand Management đòi hỏi người thực hiện phải có sự hiểu biết nhất định về thị trường mục tiêu, tầm nhìn tổng thể và thương hiệu của doanh nghiệp.
Brand Extension
Thuật ngữ xây dựng thương hiệu được sử dụng nhiều trong các chiến lược marketing quy mô lớn. Theo đó, Brand Extension sẽ dùng tên của thương hiệu cũ cho các dòng sản phẩm mới đưa ra thị trường. Chiến lược này hướng đến khách hàng trung thành với thương hiệu cũ, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu ở thời gian đầu phát triển sản phẩm mới. Hiện nay, Brand Extension được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới áp dụng và mang về thành công rất ấn tượng. Điển hình như: Bitis, Nike,…
Brand Awareness
Khái niệm này được hiểu là độ nhận biết thương hiệu. Theo đó, Brand Awareness đề cập tới mức độ khách hàng ghi nhớ, nhận diện 1 thương hiệu. Nhân tố này rất quan trọng, quyết định việc khách hàng có chọn mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hay không. Đối với hoạt động quản trị thương hiệu, quảng cáo hay nghiên cứu hành vi để xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp thì thuật ngữ này luôn được xem trọng.
Brand Equity
Nói đến thuật ngữ xây dựng thương hiệu thì không thể bỏ qua Brand Equity. Nó được hiểu là tài sản thương hiệu, thể hiện nhận thức của khách hàng với thương hiệu. Hình ảnh, sự quen thuộc của thương hiệu trong mắt khách hàng sẽ tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trước đối thủ. Do đó, nếu muốn có tài sản thương hiệu vững mạnh thì điều bạn cần làm chính là phải khiến cho thương hiệu dễ nhận diện, dệ nhớ.
Brand Architecture
Thuật ngữ xây dựng thương hiệu này được dùng nhiều đối với việc phân bổ những thương hiệu cao. Brand Architecture có nghĩa là cấu trúc thương hiệu. Theo đó, việc thiết lập cấu trúc này sẽ có 2 lựa chọn khác nhau gồm:
– House of Brands: Thương hiệu con tồn tại độc lập với thương hiệu mẹ. Ví dụ như: thương hiệu con OMO, Clear hay Sunlight tồn tại độc lập với thương hiệu mẹ là Unilever.
– Branded House: Thương hiệu mẹ gắn liền với các thương hiệu con. Ví dụ như: Google sẽ gắn liền với Google Translate, Google Drive, Google Map,…
Rebranding
Đây là sự thay mới thương hiệu để tạo nên bộ nhận diện mới. Ví dụ như doanh nghiệp thay logo, Slogan hay đổi tên của thương hiệu. Mục đích của Rebranding chính là làm mới nhận thức của khách hàng về thương hiệu để truyền tải những giá trị ấn tượng hơn, bắt kịp được xu hướng thị trường.
Bộ ba Share Of Market, Share Of Mind và Share Of Voice
Đây là bộ 3 thuật ngữ xây dựng thương hiệu được dùng khá nhiều trong chiến dịch marketing. Cụ thể như:
– Share Of Voice: Chỉ số so sánh về mức độ nhận biết thương hiệu ở các kênh Marketing so với đối thủ.
– Share Of Market: Thể hiện tỷ lệ% tổng doanh số/doanh thu trong 1 danh mục thị trường thương hiệu đang có. Nó được tính theo số lượng doanh thu hoặc khách hàng.
– Share of Mind: Biểu đạt sự sẵn sàng về cảm xúc, tâm trí của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ thương hiệu cung cấp.
Công ty Rubic Group đã chia sẻ 10 thuật ngữ xây dựng thương hiệu được dùng phổ biến hiện nay. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tiến hành chiến lược marketing hãy gọi số 0937 667 886 – 0898 770 468 để được hỗ trợ chu đáo, tiết kiệm chi phí nhất.