Tư vấn thiết kế
0898.770.468
Kỹ Thuật
0937.667.886

7 Thành tố quyết định thành bại của chiến lược thương hiệu doanh nghiệp

Triển khai chiến lược thương hiệu cần chú ý nhiều thành tố quan trọng khác nhau. Điển hình như: mục tiêu, sự linh hoạt, tính nhất quán, sự cạnh tranh,…

Chiến lược thương hiệu là 1 phần quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Nó giúp cho thương hiệu có được hình ảnh ấn tượng và đáng nhớ trong mắt người dùng. Tuy nhiên, để triển khai chiến lược thành công, doanh nghiệp cần chú ý đến nhiều thành tố khác nhau. Cụ thể thông tin công ty Rubic Group sẽ bật mí khi bạn xem bài viết dưới đây.

Xác định mục tiêu 

Doanh nghiệp cần  xác định rõ mục tiêu của chiến lược thương hiệu muốn triển khai là gì. Vấn đề này có thể nhìn nhận với 2 cách gồm:

– Tạo ra lợi nhuận từ chiến lược quảng bá.

– Hướng đến những khát vọng có chủ đích, nâng tầm thương hiệu để tăng tính cạnh tranh.

chiến lược thương hiệu
Mục tiêu của chiến lược muốn xây dựng là yếu tố cần chú ý

Cảm xúc cần được chú trọng trong chiến lược thương hiệu

Trên thực tế, việc chọn dùng dịch vụ hay sản phẩm của khách hàng không phải lúc nào cũng dựa theo lý trí. Nhiều trường hợp, khách hàng quyết định trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ chỉ đơn giản là vì thương hiệu có khả năng kết nối cảm xúc của khách hàng 1 cách sâu sắc hơn. Thương hiệu cho khách hàng sự yên tâm và biến họ trở thành 1 phần trong cộng đồng được tạo ra. Chính cảm xúc này sẽ giúp thương hiệu của được những khách hàng trung thành.

Tính nhất quán 

Khi xây dựng 1 chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp phải đảm bảo tính nhất quán. Theo đó, những thứ dùng trong chiến lược phỉ có sự liên quan tới thương hiệu để truyền tải thông điệp 1 cách rõ ràng. Điển hình như: màu sắc, văn phong,…  Khả năng nhận diện thương hiệu cũng sẽ được nâng cao rất rõ rệt. Đây là 1 trong những chìa khóa để tạo nên sự thành công của chiến lược quảng bá thương hiệu. 

chiến lược thương hiệu 2
Chiến lược của thương hiệu phải được xây dựng với tính nhất quán

Sự linh hoạt khi xây dựng chiến lược thương hiệu

Thị trường, xu hướng lựa chọn của khách hàng đều sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Vì vậy, khi triển khai chiến lược phải có được tính linh hoạt, bắt kịp xu hướng mới giúp thương hiệu tăng tính cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc, người xây dựng nên chiến lược cần có sự sáng tạo, không đi theo vết cũ lối mòn. 

chiến lược thương hiệu 6
Tính linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi của thị trường và thuật toán Google

Ngoài ra, không chỉ thị trường thay đổi mà thuật toán của Google sẽ thay đổi liên tục, nếu không linh hoạt đổi mới theo, chiến thuật quảng bá cho thương hiệu sẽ không có được kết quả tốt. Sự linh hoạt sẽ giúp chiến lược điều chỉnh kịp thời, tăng sức hút đối với khách hàng và giúp thương hiệu cạnh tranh mạnh mẽ trước các đối thủ.

Chú trọng sự trung thành của thương hiệu

Muốn tạo nên 1 chiến lược thương hiệu thành công thì yếu tố trung thành của khách hàng là điều nhất định phải quan tâm. Để làm được điều này, chiến lược đưa ra phải có những giải pháp để thể hiện được sự cảm ơn chân thành đối với khách hàng đã dành niềm tin cho thương hiệu. Đó có thể là những chương trình khuyến mãi, những giải thưởng thay lời tri ân. 

Ngoài ra, việc nuôi dưỡng tình yêu, lòng trung thành ở khách hàng cũng có thể thông qua những đại sứ thương hiệu. Ví dụ, thương hiệu hợp tác với những người nổi tiếng thì chính fan của họ rất có thể sẽ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu mà thần tượng của họ làm đại sứ.

Không bỏ qua sự tham gia từ nhân viên

Khi xây dựng chiến lược thương hiệu, yếu tố nhân viên cần được tận dụng triệt để. Nhân viên có thể đại diện và làm cầu nối cho thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Ví dụ, nhân viên tiếp thị sẽ là hình ảnh đại diện cho thương hiệu. Họ có sự thân thiện, vui vẻ khi tư vấn, chào đón khách hàng cũng giúp thương hiệu xây dựng được hình ảnh đẹp và lưu lại trong tâm trí khách hàng ấn tượng tốt hơn.

chiến lược thương hiệu 9
Nhân viên là yếu tố có thể giúp tạo nên thành công trong chiến lược

Nhận thức rõ yếu tố tính cạnh tranh

Một chiến lược xây dựng thương hiệu phải đề cao khả năng cạnh tranh. Điều này cần được tạo nên từ sự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong sự thành công của các đối thủ. Như vậy, việc xây dựng chiến lược quảng bá cho cho thương hiệu cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Một khi xác định rõ những điều cần chú ý để tăng tính cạnh tranh, chiến lược của bạn sẽ có được điểm nổi bật hơn so với đối thủ. Lợi nhuận, giá trị thương hiệu, lòng trung thành nhận được từ khách hàng,… cũng sẽ lý tưởng hơn.

Xem ngay 7 thành tố cần chú ý khi xây dựng chiến lược thương hiệu được công ty Rubic Group chia sẻ trên đây. hy Doanh nghiệp của bạn sẽ tạo ra sự bứt phá khi chú trọng các yếu tố này trong quảng cáo thương hiệu. Để được tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp hơn, bạn chỉ cần kết nối tới chúng tôi theo địa chỉ info@rubicgroup.com hoặc gọi số: 0937 667 886 – 0898 770 468. Bất cứ lúc nào, chuyên viên của Rubic Group cũng sẵn sàng tiếp đón bạn.