Tư vấn thiết kế
0898.770.468
Kỹ Thuật
0368.189.293

Brand Positioning là gì và làm sao để xây dựng chiến lược định vị thành công

Brand Positioning là gì, hiệu quả như thế nào và đâu là cách nâng cao hiệu quả của Brand Positioning dành cho doanh nghiệp?

Brand Positioning, hay còn được gọi là định vị thương hiệu. Thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực marketing và branding.

brand positioning là gì 1

Vậy liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về Brand Positioning, cũng như cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất.

Những điều cần biết về Brand Positioning là gì 

Brand Positioning là gì

Có thể hiểu đơn giản, Brand Positioning là quy trình định vị thương hiệu trong lòng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Nó bao gồm chiến lược định vị thương hiệu và tuyên ngôn định vị.

Việc định vị thương hiệu giúp đơn vị đó sở hữu một thị trường ngách cho một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Thông qua chiến lược giá, quảng cáo, phân phối… Mục tiêu cốt lõi cần đạt được là tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng, gắn kết họ với thương hiệu.

Định vị thương hiệu sẽ luôn diễn ra dù doanh nghiệp có muốn hay không, bởi khách hàng nghĩ gì về bạn đó chính là định vị thương hiệu.

Tuyên ngôn định vị và Tagline

Nhắc đến Brand Positioning, thì không thể bỏ qua tuyên ngôn về định vị. Khái niệm thường hay bị nhầm bị nhầm lẫn với tagline và slogan.

brand positioning là gì 2

Tuyên ngôn định vị chủ yếu được sử dụng trong nội bộ công ty, là định hướng cho các quyết định marketing gây ảnh hưởng tới nhận thức về thương hiệu của khách hàng. Còn Tagline sử dụng nhằm hỗ trợ cho công cuộc marketing.

Tầm quan trọng của Brand Positioning

Dưới đây là 4 khía cạnh có thể khẳng định tầm quan trọng của Brand Positioning là gì và sự không thể tách rời với sự sống còn của doanh nghiệp.

Sự phân hóa thị trường

Ngày nay, sự khác biệt của mỗi thương hiệu quyết định đến thành công trên thị trường. Khi khách hàng dạo bước quanh một rừng thương hiệu giống nhau, đâu sẽ là sự lưuạ chọn?

Do đó, sự khôn ngoan của doanh nghiệp là biết cách làm mình khác biệt, định hướng thị trường ngách, và xây dựng thương hiệu theo hướng đi đó.

Nhận biết hành vi mua hàng

Bằng việc định vị đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ thấu hiểu cũng như nắm được quyết định, hành vi mua hàng của họ. Tự khắc, doanh nghiệp sẽ xây dựng lòng tin và sự trung thành với người dùng.

Giữ vững giá trị thương hiệu

Thay vì nhảy vào cuộc chiến cạnh tranh về giá khốc liệt, doanh nghiệp nên giữ vững giá trị cốt lõi của mình, thiết lập mức giá hợp lý, khiến khách hàng tự nguyện mua sản phẩm “vô điều kiện”.

Truyền đạt thông điệp

Một chiến lược định vị thương hiệu đúng đắn sẽ truyền đạt nội dung, ý nghĩa thông điệp tới đúng đối tượng nhận. Đem lại hiệu quả truyền thông và doanh số bán hàng cao hơn rất nhiều so với không định vị.

Quy trình xây dựng chiến lược Brand Positioning-định vị thương hiệu

Để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, trước tiên bạn cần xác định điểm độc đáo của thương hiệu so với đối thủ là gì. Dưới đây là quy trình 6 bước cần thực hiện để xây dựng chiến lược Brand Positioning.

Xác định cách thương hiệu tự định vị

Cách thương hiệu tự định vị là insight quan trọng. Bạn cần thấu hiểu rõ định vị hiện tại của mình, sau đó mới tiến hành phân tích thương hiệu đối thủ.

Bắt đầu bằng việc xác định khách hàng mục tiêu là ai? Sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị, điểm khác biệt của doanh nghiệp so với đơn vị khác. Cuối cùng, bạn hãy hình thành về lời hứa, chân dung của brand.

Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Sau khi đã thấu hiểu chính mình, giờ là giai đoạn tìm hiểu đối thủ, thông qua nghiên cứu thị trường. Có một số các phương pháp để nghiên cứu đối thủ như:

  • Nghiên cứu thị trường
  • Sử dụng Feedback của khách hàng
  • Sử dụng mạng xã hội

Thấu hiểu định vị thương hiệu của đối thủ

Bạn cần phân tích cách đối phó các vấn đề gồm:

  • Sản phẩm và dịch vụ họ đang cung cấp
  • Điểm yếu và điểm mạnh
  • Chiến lược Marketing đang thực hiện thành công
  • Định vị hiện tại của thương hiệu đối thủ trên thị trường

Xây dựng điểm nổi bật của thương hiệu

Xây dựng Brand Positioning chính là việc tìm ra những khác biệt nổi bật của thương hiệu với đối thủ.

Lời khuyên đến bạn là hãy tận dụng điểm yếu của đối thủ, dựa trên điểm mạnh của mình để có được câu trả lời thích hợp.

Xây dựng tuyên ngôn định vị

Tuyên ngôn có thể là một hoặc hai câu dùng, nhằm truyền đạt giá trị thương hiệu tới khách hàng. Có 4 vấn đề cần quan tâm khi xây dựng tuyên ngôn định vị:

  • Đối tượng – chân dung khách hàng mục tiêu là gì
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ cung cấp
  • Lý do để tin tưởng, hay lợi ích lớn nhất đem lại
  • Cam kết của thương hiệu

Kiểm tra tính hiệu quả

Kết thúc quá trình xây dựng định vị thương hiệu, bạn cần dành một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra tính hiệu quả, đôi khi nó không thể cho kết quả trong một sớm một chiều.

Nếu làm đúng, định vị này sẽ giúp thương hiệu bay cao và bay xa hơn trong tương lai.

7 câu hỏi đánh giá chiến lược Brand Positioning

Brand Positioning có giúp thương hiệu trở nên khác biệt

Brand Positioning có khớp với nhận thức của khách hàng về thương hiệu

Liệu có thể tăng trưởng trong tương lai với định vị này?

Brand Positioning có giúp khách hàng thấu hiểu giá trị cốt lõi của thương hiệu

Brand Positioning có đang tập trung vào khách hàng

Brand Positioning có dễ nhớ và truyền cảm hứng

Brand Positioning có nhất quán trong tất cả lĩnh vực của doanh nghiệp

Một số ví dụ về tagline của các thương hiệu nổi tiếng thế giới

Sau khi đã tạo được tuyên ngôn định vị, bạn có thể thoải  mái sáng tạo các tagline hoặc slogan để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu của mình.

Mercedes-Benz: The Best Or Nothing-Tốt nhất hoặc không là gì

L’Oreal: Because you’re worth it-Vì bạn xứng đáng

Walmart: Always low prices. Always-Luôn luôn giá rẻ

Nike: Just do it

Coca-Cola: Taste the feeling-Uống cùng cảm xúc

Volvo: For life-Dành cho cuộc sống

Việc xây dựng một chiến lược Brand Positioning là gì không phải dễ, đòi hỏi quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ lưỡng về khách hàng, đối thủ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn khai phá ra các ý tưởng mới, áp dụng thành công cho doanh nghiệp mình.